-
Được đăng: 22 Tháng 4 2024
-
Lượt xem: 10
Theo kết quả điều tra, phát hiện của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hòa Bình. Hiện nay, loài châu chấu mía (Hieroglyphus tonkinensis) đã xuất hiện, gây hại trên trên rừng luồng, bương tại xóm Chiềng và xóm Mu, xã Thung Nai, huyện Cao Phong (đồi Bai Thạy và đồi Bai Quan) với diện tích ảnh hưởng khoảng 4,0ha, sớm hơn cùng kỳ năm 2023. Châu chấu hiện tuổi 2-3 đang tiếp tục di chuyển, gây hại sang các vùng khác (xã Bắc Phong, huyện Cao Phong). Dự báo thời gian tới, trứng châu chấu mía tiếp tục nở, thời gian kéo dài, có thể nở thành ổ lớn, di chuyển và gây hại mạnh, nhiều khi thành từng đàn lớn tấn công cây trồng nông, lâm nghiệp.
Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do châu chấu mía gây ra, tránh lây lan thành dịch trên diện rộng, Chi cục Trồng trọt Bảo vệ thực vật Hoà Bình đề nghị phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện, phòng Kinh tế thành phố; Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố thực hiện tốt những nội dung sau:
- Rà soát, xác định và khoanh vùng những nơi châu chấu thường tập trung giao phối, đẻ trứng; phân công địa bàn cho các cán bộ kỹ thuật và đội ngũ khuyến nông viên xã, tăng cường bám sát đồng ruộng, thường xuyên điều tra, phát hiện tại các vùng hại cũ (xã Quang Tiến, TP Hòa Bình; xã Cao Sơn huyện Lương Sơn; xã Suối Hoa huyện Tân Lạc; xã Bình Thanh, xã Thung Nai huyện Cao Phong; xã Vạn Mai huyện Mai Châu; xã Tú Lý huyện Đà Bắc,..).
- Tuyên truyền, hướng dẫn các chủ rừng kiểm tra sự xuất hiện và gây hại của châu chấu non, thông báo kịp thời đến cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương để chủ động các giải pháp phòng trừ kịp thời.
- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện sớm ổ châu chấu mới nở còn đang sống quần tụ; dùng vợt bắt châu chấu để làm giảm mật độ, có thể sử dụng châu chấu làm thức ăn cho gà, ngan, vịt hoặc tiêu hủy để tránh châu chấu tràn xuống gây hại trên các vùng trồng lúa, ngô, mía...
Khi châu chấu mía phát triển mạnh, có nguy cơ gây hại trên diện rộng có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Lufen extra 100EC, Neretox 95WP, Visumit 50EC, Anvado 100WP... phun theo hướng dẫn in trên bao bì (hoặc sử dụng các thuốc khác có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam đăng ký trừ đối tượng này); ưu tiên sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) để tổ chức triển khai phòng trừ nhanh, hiệu quả, đồng bộ, tránh lây lan thành dịch.
- Ngoài ra, cần tiếp tục theo dõi diễn biến của các loài sinh vật gây hại trên cây trồng lâm nghiệp như sâu đo hại keo, sâu róm hại thông....
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo kịp thời về diễn biến và kết quả phòng trừ châu châu mía. Những vướng mắc phát sinh cần thông tin kịp thời về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (bà Đào: 0979988965; ông Nam: 0984289886) để phối hợp giải quyết./.
Tin mới
Các tin khác
- Bộ sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác theo VietGAP cây ăn quả chủ lực - 12/04/2024 02:42
- Tăng cường chỉ đạo thu hoạch vụ Mùa,vụ Hè Thu và thúc đẩy sản xuất vụ Đông 2023 - 05/10/2023 13:42
- V/v áp dụng một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm quả có múi - 04/05/2023 03:34
- V/v tập trung phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa cuối vụ Xuân 2023 - 03/05/2023 07:14
- V/v tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023 - 19/04/2023 09:05
Thông báo mới