Bệnh khảm lá sắn dovirusBegomovirus stanleyi(tên cũ là Sri Lanka cassava mosaic virus)đã xâm nhập, gây hại trên cây sắn ở nước ta từ năm 2017.Để ngăn chặn không cho bệnh lây lan ra diện rộng, Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắnhướng dẫn các địa phương có bệnh và chưa có bệnh chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống, tiêu hủy nguồn bệnh. Tuy nhiên, công tác phòng chống bệnh khảm lá sắngặp nhiều khó khăn nên bệnh đã lây lan nhanh ra nhiềutỉnhở hầu hết các vùngtrồng sắn lớn trên cả nước.
Cục Bảo vệ thực vật đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn chỉđạo phòng, chống bệnh khảm lá sắn ởcác địa phươngtrong thời gian qua để xây dựng, ban hànhQuy trình kỹ thuật quản lý tổng hợp bệnh khảm lá sắnphù hợp với tình hình hiện nay, đểcác địa phương phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng phòng, chống bệnh khảm lá sắn đảm bảo hiệu quảphòng chống bệnh và hiệu quảkinh tế.
Quy trình này thay thế Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn đượcban hành theo công văn số 1605/BVTV-TV ngày 21/7/2017 của Cục Bảo vệ thực vật
Thực hiện Công văn số 1062/TT-CLT ngày 29/7/2024 của Cục Trồng trọt về việc hướng dẫn khắc phục hậu quả mưa bão đối với sản xuất trồng trọt vụ Hè thu, Mùa 2024 các tỉnh phía Bắc; đồng thời tập trung thực hiện các nhiệm vụ để đảm bảo thắng lợi Kế hoạch sản xuất vụ Mùa, vụ Hè thu và vụ Đông 2024 của tỉnh; Ngày 01/8/2024, Sở Nông nghiệp và PTNT Hòa Bình ban hành công văn số 2217/SNN-TTBVTV về việc thực hiện các biện pháp khắc phục do mưa bão, tập trung chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ Mùa, vụ Hè thu năm 2024. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị:
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương tổ chức hướng dẫn nông dân tiếp tục thực hiện các giải pháp kỹ thuật, chăm sóc sau ngập úng đối với cây lúa, các loại cây màu, cây ăn quả đã triển khai tại Công văn số 341/TTBVTV ngày 18/7/2024 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về việc chủ động các biện pháp khôi phục sản xuất trồng trọt sau khi ngập úng.
- Tổ chức sản xuất vụ Mùa, vụ Hè thu 2024 đảm bảo tiến độ, đúng kế hoạch đề ra. Những diện tích cây trồng bị thiệt hại không có khả năng khắc phục cần chủ động gieo trồng lại hoặc chuyển đổi sang các cây trồng khác phù hợp.
- Đảm bảo tiến độ gieo trồng cây màu vụ Hè thu theo khung thời vụ, kết thúc trước 15/8/2024; áp dụng các biện pháp chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả. Với những diện tích trồng các loại rau ngắn ngày cần bố trí thời vụ gieo trồng và cơ cấu giống hợp lý nhằm rải vụ thu hoạch, đảm bảo nguồn cung ổn định, hạn chế tình trạng dư thừa, mất giá. Đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng với những loại cây có giá trị kinh tế cao, có đầu ra ổn định theo hình thức tổ chức các chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Những địa phương bị ảnh hưởng nặng do thiên tai, vượt quá khả năng tự khôi phục sản xuất của nông dân và có nhu cầu hỗ trợ giống ngô, giống rau các loại cần lập hồ sơ theo quy định tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) để tổng hợp, báo cáo cấp thẩm quyền quyết định.
Các đơn vị thuộc Sở
- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản phân công cán bộ chuyên môn thường xuyên bám sát cơ sở, tăng cường công tác dự tính dự báo dịch hại trên cây trồng; phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tuyên truyền hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, khắc phục kịp thời ảnh hưởng của thời tiết bất thuận đối với sản xuất.
- Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với với các đơn vị, các địa phương quản lý chặt chẽ việc kinh doanh buôn bán vật tư nông nghiệp; ngăn chặn hành vi tăng giá, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
Từ ngày 15/7 đến ngày 17/7/2024 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa lớn, kèm giông, lốc, sét kéo dài với lượng mưa dao động từ 193,4 - 285,6 mm. Đến chiều ngày 17/7/2024 có 283 ha diện tích lúa và 29,5 ha cây màu bị ngập. Đa số các diện tích bị ngập đều rút nhanh nên ít ảnh hưởng, có khả năng khôi phục tuy nhiên có 02 ha diện tích lúa rải rác ven suối bị vùi lấp, cuối trôi cần cấy lại. Để kịp thời khắc phục hậu quả do mưa lũ đối với sản xuất trồng trọt, sớm phục hồi cây ngay sau khi nước rút; Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, Phòng Kinh tế TP; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố chủ động tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp huyện để chỉ đạo cơ sở và hướng dẫn nông dân thực hiện khắc phục, thực hiện một số giải pháp kỹ thuật sau
1. Đối với cây lúa: Cần chú ý những diện tích lúa mới cấy, những chân ruộng trũng. Ngay sau đợt mưa cần huy động mọi nguồn lực để tiêu úng, khơi thông các dòng chảy như mương máng, sông ngòi. Không để cây lúa bị ngập lâu, nếu gặp nắng nóng sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển, thậm chí gây thối và chết.
- Với diện tích lúa bị ngập chủ động áp dụng biện pháp tiêu úng, rửa lá làm sạch bùn ngay khi nước rút, đồng thời tiến hành làm cỏ, sục bùn, tăng cường chăm sóc, bón phân giúp lúa nhanh phục hồi; đối với diện tích lúa đẻ nhánh rộ - cuối đẻ nhánh cần tiến hành bón thúc sớm, bổ sung thêm phân Kali và các chất hỗ trợ sinh trưởng, phân qua lá giúp đủ dinh dưỡng phân hóa đòng. Tăng cường kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh hại đặc biệt là bệnh bệnh khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn,...
- Với những diện tích lúa mới cấy bị vùi lấp không còn khả năng phục hồi, cần khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, làm đất ngay sau khi nước rút để gieo cấy lại. Những nơi còn mạ dự phòng có thể sử dụng để cấy lại; những nơi không còn mạ dự phòng có thể sử dụng một số giống lúa cực ngắn ngày như (MĐ1, P6ĐB) để gieo xạ (xong trước 10/8).
2. Đối với cây màu:
- Đối với diện tích ngô, cây mía,... bị đổ ngã thì dựng lại cây, tạo rãnh thoát nước, rửa lá làm sạch bùn đất; tăng cường chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh tạo điều kiện cho cây hồi phục.
- Đối với diện tích lạc bị ngập khẩn trương rửa lá làm sạch bùn, xới phá váng tạo độ thoáng khí cho bộ rễ, chủ động phun phòng tránh bệnh thối gốc.
- Sau khi khắc phục xong, thời tiết thuận lợi bà con có thể bón bổ sung thêm phân cho các loại cây màu trên.
Đối với cây ăn quả:
- Khẩn trương khơi thông dòng chảy giúp thoát nước cho vườn cây; đối với những vườn cây ở khu vực trũng cần đào sâu rãnh luống từ 30 - 40cm để hạ thấp mực nước ngầm trong tán cây, triệt tiêu nhanh độ ẩm bão hòa đất, tránh cây bị úng sinh lý gây thối hỏng bộ rễ.
- Với những cây bị đổ ngã cần dựng lại cây, đắp đất quanh gốc, dùng cây chống cố định lại; loại bỏ cành bị dập, gãy, phun rửa sạch bùn trên tán lá cây ngay khi nước rút. Với những cây bị gẫy, bị cuốn trôi cần sớm trồng dặm lại.
- Thu dọn tàn dư thực vật, thu dọn quả rụng, quả thối đưa ra khỏi khu vực vườn cây; đào hố dồn những quả thối hỏng xuống sau đó lấy vôi bột rắc đều lên trên, lấp đất kín, rắc vôi bột lên trên tránh nguồn nấm bệnh lây lan.
- Xới nhẹ lớp đất mặt để thông khí, đồng thời chủ động phòng trừ bệnh thối rễ do nấm bằng các chế phẩm sinh học (Ketomium, Trichoderma, Chitosan...) tưới đều xung quanh gốc cây theo tán lá giúp hạn chế nguồn nấm bệnh gây hại bộ rễ cây.
- Phun phòng trừ nấm bệnh trên cây ăn quả bằng các loại thuốc trừ nấm đăng ký sử dụng trên cây ăn quả có hoạt chất như: Metalaxyl, Mancozeb, Cymoxanil; Fosetyl Aluminium; Azoxystrobin... Với những vườn đã bị nhiễm bệnh cần phun khép 2 lần cách nhau 3-5 ngày.
- Bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân bón qua lá chú ý các loại phân có thành phần vi lượng giúp cây tăng sức đề kháng, sớm hồi phục. Đối với những vườn cây bị ngập úng lâu tuyệt đối không bón phân N-P-K ngay khi vườn cây vừa rút hết nước (đặc biệt là phân đạm); Với vườn đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản cần bón bổ sung phân bón N-P-K khi vườn cây đã hồi phục giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Riêng đối với cây nhãn sắp cho thu hoạch không nên bón phân, việc chăm sóc sẽ thực hiện ngay sau khi thu hoạch quả để giúp cây nhanh phục hồi.
Đề nghị các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, thống kê kịp thời diện tích cây trồng bị thiệt hại theo quy định; những khó khăn vướng mắc phát sinh cần thông tin kịp thời về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để phối hợp giải quyết./.
Theo kết quả điều tra, phát hiện của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hòa Bình. Hiện nay, loài châu chấu mía (Hieroglyphus tonkinensis) đã xuất hiện, gây hại trên trên rừng luồng, bương tại xóm Chiềng và xóm Mu, xã Thung Nai, huyện Cao Phong (đồi Bai Thạy và đồi Bai Quan) với diện tích ảnh hưởng khoảng 4,0ha, sớm hơn cùng kỳ năm 2023. Châu chấu hiện tuổi 2-3 đang tiếp tục di chuyển, gây hại sang các vùng khác (xã Bắc Phong, huyện Cao Phong). Dự báo thời gian tới, trứng châu chấu mía tiếp tục nở, thời gian kéo dài, có thể nở thành ổ lớn, di chuyển và gây hại mạnh, nhiều khi thành từng đàn lớn tấn công cây trồng nông, lâm nghiệp.
Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do châu chấu mía gây ra, tránh lây lan thành dịch trên diện rộng, Chi cục Trồng trọt Bảo vệ thực vật Hoà Bình đề nghị phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện, phòng Kinh tế thành phố; Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố thực hiện tốt những nội dung sau:
Rà soát, xác định và khoanh vùng những nơi châu chấu thường tập trung giao phối, đẻ trứng; phân công địa bàn cho các cán bộ kỹ thuật và đội ngũ khuyến nông viên xã, tăng cường bám sát đồng ruộng, thường xuyên điều tra, phát hiện tại các vùng hại cũ (xã Quang Tiến, TP Hòa Bình; xã Cao Sơn huyện Lương Sơn; xã Suối Hoa huyện Tân Lạc; xã Bình Thanh, xã Thung Nai huyện Cao Phong; xã Vạn Mai huyện Mai Châu; xã Tú Lý huyện Đà Bắc,..).
Tuyên truyền, hướng dẫn các chủ rừng kiểm tra sự xuất hiện và gây hại của châu chấu non, thông báo kịp thời đến cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương để chủ động các giải pháp phòng trừ kịp thời.
Thường xuyên kiểm tra để phát hiện sớm ổ châu chấu mới nở còn đang sống quần tụ; dùng vợt bắt châu chấu để làm giảm mật độ, có thể sử dụng châu chấu làm thức ăn cho gà, ngan, vịt hoặc tiêu hủy để tránh châu chấu tràn xuống gây hại trên các vùng trồng lúa, ngô, mía...
Khi châu chấu mía phát triển mạnh, có nguy cơ gây hại trên diện rộng có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Lufen extra 100EC, Neretox 95WP, Visumit 50EC, Anvado 100WP... phun theo hướng dẫn in trên bao bì (hoặc sử dụng các thuốc khác có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam đăng ký trừ đối tượng này); ưu tiên sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) để tổ chức triển khai phòng trừ nhanh, hiệu quả, đồng bộ, tránh lây lan thành dịch.
Ngoài ra, cần tiếp tục theo dõi diễn biến của các loài sinh vật gây hại trên cây trồng lâm nghiệp như sâu đo hại keo, sâu róm hại thông....
Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo kịp thời về diễn biến và kết quả phòng trừ châu châu mía. Những vướng mắc phát sinh cần thông tin kịp thời về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (bà Đào: 0979988965; ông Nam: 0984289886) để phối hợp giải quyết./.
Trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy chuỗi giá trị nông sản bền vững ở Việt Nam” do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức tài trợ, ủy quyền cho Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) triển khai thực hiện, Cục Trồng trọt phối hợp với GIZ biên soạn sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác theo VietGAP cho một số cây ăn quả chủ lực, gồm:
Các sổ tay nhằm cung cấp các thông tin cơ bản về VietGAP, những hướng dẫn cụ thể trong thực hành sản xuất theo VietGAP. Đối tượng sử dụng là các cán bộ kỹ thuật, nhà quản lý trang trại, HTX, THT, chủ trang trại, nông dân trồng cây ăn quả… tại các vùng sản xuất tập trung.