-
Được đăng: 26 Tháng 10 2021
-
Lượt xem: 98
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, cây cau thường được trồng phân tán tại vườn nhà, vừa là nét đẹp truyền thống, mang tính chất tạo cảnh quan; cau tươi cũng là sản phẩm được sử dụng phổ biến trong các dịp lễ tết, cưới hỏi. Do vậy, ngoài cảnh quan, cây cau cũng đem lại thu nhập nhất định cho người trồng; nhưng ở diện rộng, cây cau không phải là cây trồng có thế mạnh đối với tỉnh Hòa Bình. Thời gian gần đây, giá cau tươi trên thị trường liên tục tăng cao, có lúc đạt 100 ngàn/kg cau đẹp. Điều này đã khiến một số hộ nông dân gia tăng trồng mới, thậm chí có hộ chặt bỏ cây lâu năm, chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang trồng cau.
Việc trồng cau tự phát, ồ ạt rất dễ mang lại rủi ro, giá cau có thể xuống thấp bất cứ lúc nào, do vậy cần có những cảnh báo, khuyến cáo đến người sản xuất. Để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này, ngày 20/10/2021 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành công văn số 2719/SNN-TTBVTV v/v khuyến cáo không phát triển nóng cây cau, theo đó đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân cấp xã đẩy mạnh thông tin, khuyến cáo tới người dân thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- Tuyên truyền, khuyến cáo người dân không tự ý chặt bỏ, chuyển đổi những diện tích trồng cây hàng năm, cây lâu năm sang trồng cau. Trường hợp có cây giống tốt cũng chỉ nên trồng số lượng vừa phải ở những diện tích đất vườn, vườn tạp còn trống, không làm phá vỡ sinh cảnh hiện có.
- Đối với những cây cau hiện có cần duy trì, chăm sóc tốt, bón phân cân đối, bổ sung phân kali giúp tăng khả năng đậu quả, nâng cao năng suất cau tươi. Khuyến cáo người dân không sử dụng muối ăn để bón cho cây, sẽ làm phá vỡ kết cấu đất, chai cứng đất, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có ích trong đất.
- Quản lý tốt các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, không để tình trạng buông lỏng quản lý, người dân tự ý chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà chính quyền cơ sở không nắm được./.
Tin mới
- Bộ Tiêu chuẩn quốc gia về Phương pháp điều tra sinh vật gây hại trên 07 nhóm cây trồng - 22/01/2024 08:13
- Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác theo VietGAP: Xoài, Chôm chôm, Sầu Riêng - 18/02/2022 08:42
- Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác theo VietGAP: Dứa, Thanh Long, Nhãn, Vải - 18/02/2022 07:27
- Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác theo VietGAP: Bưởi, cam, chuối - 18/02/2022 04:11
Các tin khác
- Đề tài “Nghiên cứu quy trình nhân giống, sản xuất và sơ chế Nghệ Vàng theo hướng GACP tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình - 20/05/2021 07:51
- Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể bưởi đỏ Tân Lạc - 20/05/2021 07:46
- Báo cáo kết quả Đề tài Bảo tồn và phát triển nguồn gen khoai Phúc Sạn - Mai Châu - Hòa Bình - 20/05/2021 07:38
- Báo cáo kết quả: Nghiên cứu phát triển rau hữu cơ chất lượng cao tại huyện Lương Sơn góp phần thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình - 20/05/2021 07:33
- quy trình quản lý tổng hợp bệnh héo vàng lá chuối - 11/03/2021 02:01
Thông báo mới