Nhận xét tình hình SVGH trong tháng
* Cây lúavụ Mùa: Ốc bươu vàng gây hại diện tích nhiễm 323,0 ha (Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc, Mai Châu,..) giảm so với tháng trước (tháng trước 325,0 ha) cao hơn cùng kỳ năm trước (năm 2023 là 105,0 ha); nghẹt rễ tiếp tục gây hại diện tích nhiễm 13,0 ha (Yên Thủy, Mai Châu) cao hơn tháng trước (tháng trước 3,0 ha) cao hơn cùng kỳ năm trước (năm 2023 là 11,0 ha); tập đoàn rầy gây hại diện tích nhiễm 0,1 ha (TP Hòa Bình); chuột tiếp tục gây hại diện tích nhiễm 67,5 ha (Lạc Sơn, Lương Sơn, TP Hòa Bình, Yên Thủy) cao hơn tháng trước (tháng trước 5,0 ha) thấp hơn cùng kỳ năm trước (năm 2023 là 68,0 ha); bệnh bạc lá phát sinh gây hại diện tích nhiễm 110,0 ha (Lạc Sơn, Lạc Thủy,TP Hòa Bình, Yên thủy,..); bệnh khô vằn phát sinh gây hại diện tich nhiễm 14,5 ha (Lạc Sơn, Kim Bôi, TP Hòa Bình); ngộ độc hữu cơ diện tích nhiêm 20,0 ha (Tân Lạc). Các đối tượng khác như;sâu cuốn lá nhỏ, châu chấu,bệnh đạo ôn lá, đốm sọc vi khuẩn,..gây hại nhẹ rải rác.
* Trên cây có múi: Bệnh vàng lá thối rễ tiếp tục gây hại diện tích nhiễm 15,0 ha (Lạc Thủy,) cao hơn tháng trước (tháng trước 10,0 ha) cao hơn cùng kỳ năm trước (năm 2023 là 12,0 ha); bệnh sẹo tiếp tục gây hại diện tích nhiễm 18,08ha (Tân Lạc, Lạc Thủy) cao hơn tháng trước (tháng trước 5,0 ha); bệnh đốm mỡ phát sinh gây hại diện tích nhiễm 3,0 ha (Tân Lạc). Các đối tượng khác như;sâu vẽ bùa, sâu đục cành, rệp muội, rệp sáp,..tiếp tục gây hại nhẹ rải rác tại các vùng trồng cây có múi.
* Trên cây mía:Bệnh thối nõn tiếp tục gây hại trên mía trồng mới diện tích nhiễm 7,0 ha (Tân Lạc). Các đối tượng khác như; sâu xám,chuột, bọ hung, bệnh rỉ sắt,..gây hạị nhẹ rải rác trên các vùng trồng mía giai đoạn vươn lóng.
* Trên cây rau:Rau họ bầu bí:Bệnh phấn trắng, bệnh giả sương mai, bọ trĩ,bệnh thối dây, rệp, sâu khoang, chuột...tiếp tục gây hại rải rác với mật độ và tỷ lệ thấp. Rau họ hoa thập tự: Sâu tơ,bệnh lở cổ rễ, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy, sâu khoang, bệnh thối nhũn, rệp muội, chuột,..gây hại nhẹ rải rác.
* Cây ngôvụHè thu:Sâu keo mùa thu gây hại trên ngô trồng mới diện tích nhiễm 13,0 ha (Lạc Thủy, Lạc Sơn); sâu xám gây hại diện tích nhiễm 5,3 ha (Lạc Thủy, Mai Châu, TP Hòa Bình), sâu cắn lá, rệp, chuột,..gây hại rải rác với mật độvà tỷlệthấp
* Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn tiếp tục gây hại diện tich nhiễm 27,0 ha tại (Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc,..) với tỷ lệ phổ biến 1 -3 % số cây, cao 7 -10 số cây, cục bộ > 50 % số cây. Mật độ bọ phấn trắng phổ biến 1 -3 con/lá, cao 5 -7 con/lá.
* Trên cây trồng khác: Bọxít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, bệnh đốm lá, bệnh phồng lá, bệnh khô cành chètiếp tục gây hại, Rệp sáp, rệp muội, nhện lông nhung, bọ xít nâu, bệnh thán thư...hại rải rác trên các vùng trồng nhãn, vải.
 
Dự báo SVGH chủ yếu trong tháng tới:
* Cây lúa mùa:Tập đoàn rầy (rầynâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ)lứa 6phát sinh vàgây hạitừ 20/8 -10/9 là lứa rầy gây hại mạnh nhất phân bổ rộng gây hại tập trungtrên lúatrà sớmgiai đoạnđòng già -trỗ -chắc xanh, mật độ phổ biến từ 300 -500 con/m2 cao từ 700 -1.500 con/m2 cục bộ > 5.000 con/m2 gây cháy rầy thành từng ổ, từng chòm nếu không phòng trừ kịp thời gây ảnh hưởng đến năng suất.Sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 tiếp tục gây hại nhẹ rải rác. Sâu cuốn lá nhỏlứa 6phát sinh gây hại và gia tăng mật độ từ cuối tháng 8 đầu tháng9 giai đoạn lúaôm đòng -đòng già -trỗ, mật độ sâu non phổ biến 10 -20 con/m2, cao 30 -50 con/m2, cục bộ > 100 con/m2 gây xơ trắng bộ lá nếu không phòng trừ kịp thời gây ảnh hưởng đến năng suất.Sâu đục thân bướm 2 chấmlứa 6 phát sinh gây hai sâu non gây dảnh héo, bông bạc trên các trà lúa tỷ lệ dảnh héo, bông bạc phổ biến 3 -5 %, cao 7 -10 % , cục bộ > 50 % số dảnh héo, bông bạc nếu không phòng trừ kịp thời gây ảnh hưởng đến năng suất. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn tiếp tục gây hại trên trà sớm và trà chính vụ từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 9, hại mạnh trên giống nhiễm (Nhị ưu 838, TH3-3, TH3-4, bắc thơm số 7, RVT, BC15..), vùng ổ bệnh cũ, những ruộng ruộng bón thừa đạm, giống lúa bản lá to mềm, xanh đậm, hay sau những đợt mưa dông bệnh hại nặng gây cháy thành chòm, ổ hay cả ruộng nếu không có biện pháp xử lý kịp thời làm ảnh hưởng đến năng suất.Bệnh khô vằn tiếp tục gây hại trên giống nhiễm, vùng ổ bệnh cũ gây hại mạnh từ 20/8 đến cuối tháng 9 tỷ lệ bệnh phổ biến từ 7 -10 % số dảnh, số khóm, cao20 -30 % số dảnh, số khóm. Bệnh nặng làm nghẹn đòng, khô lá, hạt lép lửng ảnh hưởng đến năng suất. Bệnh đạo ôn lá tiếp tục gây hại trên giống nhiễm vùng ổ bệnh cũ (Mai Châu), bệnh đạo ôn cổ bông có thể phát sinh gây hại trên giống nhiễm, vùng ổ bệnh cũ,vùng mới nhiễm đạo ôn lá phòng trừ kém hiệu quả =. Bệnh đốm nâu, bệnh vàng lásinh lý, bệnh nghẹt rễtiếp tục gây hại trên những ruộng chăm sóc kém, những ruộng gần rãnh nước dinh dưỡng bịrửa trôi.Chuột hại nặng những nơi phong trào diệt chuột thời gian qua kém hiệu quả. Những tràlúa sớm, lúa thơm, những ruộng gần gòđồi, ven làng.Ngoài hại lúa còn gây hại trên các cây trồng cạn khác
* Cây có múi:Ruồi đục quả, bệnhloét, bệnh ghẻsẹo, bệnh đốm nâu, bệnh xì mủ, nhện nhỏ,..tiếp tục gây hại trên cây có múi giai đoạnphát triển quả, mọng quả, các vùng bưởi xuất khẩu lưu ý phòng trừ các đối tượng đã nêu theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Nhện nhỏ, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, rầy chổng cánh, bệnh vàng lá thối rễ,..gây hại nhẹ cục bộ trên các vùng trồng cây có múi.
* Cây rau: Rau họ bầu bí:Bệnh phấn trắng, bệnh giả sương mai, bọ trĩ,bệnh thối nhũn, rệp, sâu khoang, chuột...tiếp tục gây hại rải rác trên các vùng trồng rau với mật độ và tỷ lệ thấp. Rau họ hoa thập tự: Sâu tơ,bệnh lở cổ rễ, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy, sâu khoang, bệnh thối nhũn, rệp muội, chuột,..gây hại nhẹ rải rác.
* Cây mía: Bệnh thối nõn, chuột,rệp bông xơ trắng, sâu đục thân, bệnh khô vằn,..tiếp tục gây hại rải rác trên các vùng trồng mía giai đoạn vươn lóng.
* Cây ngô Hè thu: Sâu keo mùa thu, chuột, sâu cắn lá, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá lớn, nhỏ tiếp tụcgây hại trên ngô vụhè thu giai đoạn 5 -9 lá.
* Cây sắn:Bệnh khảm lá sắn, bọ phấn trắng tiếp tục gây hại tại các vùng trồng sắn tập trung, vùng nhiễm, ổ bệnh cũ (Yên Thủy, Lạc Sơn,Tân Lạc,..). Các huyện trồng sắn tiếp tục theo dõi quản lý chặt chẽ mật độ bọ phấn trắng để hạn chế sự lây lan bệnh khảm lá sắn sang các vùng trồng sắn lân cận. Khi phát hiện nguồn bệnh cần tiến hành tiêu hủy đối cây bị bệnh khảm lá.
* Cây trồng khác:Bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, bệnh đốm lá, bệnh phồng lá, bệnh khô cànhtiếp tục gây hại trên các vùng trồng chè. Rệp sáp, rệp muội, nhện lông nhung, bọ xít nâu, bệnh thán thư...hại rải rác trên các vùng trồng nhãn, vải.
 
 
 

Đến nay lúa vụ Mùa năm 2024 đã cấy được khoảng 21.500 ha/21.750 ha (KH) đạt khoảng 99 % diện tích. Hiện nay một số đối tượng sinh vật gây hại như: Tập đoàn rầy, bệnh khô vằn, nghẹt rễ - ngộ độc hữu cơ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh bạc lá- đốm sọc vi khuẩn, chuột,..đang có xu hương tăng dần mật độ và tỷ lệ hại, theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn trong thời gian tới thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do đó sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của cây lúa cũng như diễn biến phát sinh gây hại của dịch hại và có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng phát triển và năng suất lúa nếu không phòng trừ kịp thời.

          Để chủ động trong công tác chỉ đạo sản xuất và phòng trừ dịch hại, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị các cơ quan chuyên môn cấp huyện tăng cường bám sát địa bàn chỉ đạo cơ sở và hướng dẫn nông dân thực hiện tốt một số nội dung sau:

  1. Tăng cường bám sát đồng ruộng, nắm chắc diễn biến, xu hướng phát triển của bệnh. Phân cấp tuổi sâu, xác định chính xác thời điểm trưởng thành rộ cho từng khu vực, xác định mật độ trứng, tỷ lệ đã nở, tỷ lệ ký sinh để dự báo xu hướng mật độ sâu thời gian tới, giúp cơ sở phòng trừ hiệu quả; Đồng thời phân loại từng trà lúa, từng cánh đồng, xác định diện tích lúa bị sâu, bệnh hại cần phải phòng trừ hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
  2. Các biện pháp phòng trừ

2.1. Đối với hiện tượng nghẹt rễ, ngộ độc hữu cơ:

- Ruộng bị bệnh tiến hành làm cỏ kết hợp sục bùn, để lắng sau 3 - 5 tiếng thì tháo cạn nước, cho ruộng khô 2 - 3 ngày rồi lấy nước vào. Khi lúa đã hồi xanh trở lại, bắt đầu ra lá mới, nhổ cây lúa thấy các rễ trắng nhú ra (khoảng 7 - 10 ngày sau xử lý), tiến hành bón thúc phân trở lại để cây lúa phát triển tốt.

          - Trường hợp không có điều kiện làm cỏ sục bùn, bà con tiến hành rút nước khỏi ruộng 2 - 3 ngày hoặc dài hơn tùy thời điểm sinh trưởng của lúa cho đến nứt chân chim thì lấy nước trở lại và chăm sóc theo đúng quy trình.

          - Nếu ruộng khó thoát nước, ruộng sâu trũng, cần bón thêm 10 - 15 kg vôi bột + 10 - 15 kg phân lân nung chảy/sào kết hợp làm cỏ, sục bùn để giải phóng bớt khí độc trong đất, nhất là vùng rễ cho cây lúa. Khi cây phục hồi trở lại có thể bổ sung các phân bón qua lá (Atonik, Đầu trâu, Komic,) giúp cây phục hồi nhanh, sinh trưởng phát triển tốt.

  1. 2. Đối với tập đoàn rầy:

            - Chỉ áp dụng phòng trừ rầy bằng biện pháp hóa học trên những ruộng có mật độ rầy cao trên 2.000 con/m2; phun tập trung tại các ổ rầy, các ruộng nhiễm rầy, không phun thuốc tràn lan cả cánh đồng.

            - Trường hợp ruộng lúa nhiễm rầy kèm hiện tượng vàng lá do thiếu dinh dưỡng, hay do ngộ độc đất, cần kết hợp phun trừ rầy với việc xử lý vàng lá. Phun thuốc trừ rầy nếu mật độ rầy trên 1.500 con/m2.

- Lúa giai đoạn đứng cái - phân hóa đòng sử dụng một trong các loại thuốc như: Chess® 50WG; Amira 25WG; Brimgold 200Wp, Vithoxam 350SC; Cheestar 50WG; Chersieu 50WG; Goldra 250WG,…hay những thuốc khác có danh mục được sử dụng tại Việt Nam có đăng ký trừ rầy. Phun theo nồng độ, liều lượng khuyến cáo ghi trên bao bì.

- Lúa giai đoạn ôm đòng - trỗ bông, phơi màu sử dụng một trong các loại thuốc tiếp xúc như: Nibas 50EC; Virtako® 40WG, Comda Gold 5WG, Mopride 20WP; Bassa 50EC, Mofitox 40EC, Butyl 400SC; 10WP hay những thuốc khác có danh mục được sử dụng tại Việt Nam có đăng ký trừ rầy. Phun theo nồng độ, liều lượng khuyến cáo ghi trên bao bì. Khi phun phải rẽ lúa, lùa vòi phun xuống dưới đảm bảo để thuốc tiếp xúc trực tiếp với rầy cư trú.

- Nếu phun xong mật độ rầy vẫn còn cao phải phun lại lần 2, cách lần 1 từ 3 - 5 ngày, những ruộng phun xong gặp mưa cần tiến hành phun lại.

          2.3. Đối với Bệnh lùn sọc đen phương Nam

          - Cần chủ động điều tra phát hiện bệnh lùn sọc đen và rầy lưng trắng (đặc biệt lưu ý sau các đợt mưa bão) để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

          - Khi phát hiện cây lúa bị lùn sọc đen cần nhổ, vùi xuống ruộng. Trường hợp trên ruộng lúa đã bị bệnh, có rầy lưng trắng thì tiến hành phun thuốc trừ rầy trên ruộng đó và các ruộng xung quanh.

- Những ruộng đã bị bệnh trong vụ mùa cần tiêu hủy tàn dư ngay sau khi thu hoạch, cày lật ngay để hạn chế lúa chét, không trồng ngô đông và những cây họ hòa thảo nhằm cắt đứt nguồn bệnh trên đồng ruộng, hạn chế sự lây nhiễm cho vụ sau.

- Việc tiêu hủy cả ruộng lúa bị bệnh chỉ thực hiện khi ruộng lúa không còn khả năng cho năng suất (nhiễm nặng, khó phục hồi được). Trước khi tiêu hủy phun thuốc trừ rầy bằng loại thuốc tiếp xúc.

2.4. Đối với bệnh khô vằn

          - Bệnh xuất hiện và gây hại ngay từ giữa tháng 7 cao điểm gây hại từ 20/8 - 20/9 trên tất cả các trà lúa hại mạnh trên các chân ruộng cấy dày, bản lá rộng, bón phân không cân đối.

          - Những ruộng bị bệnh cần giữ đủ nước, không bón đạm hoặc phun phân bón lá có chứa đạm, có thể sử dụng một trong các thuốc: Tilt super 300EC, Vanicide 5SL; Anvil 5SC, Dibazole 5SC; Nevo 330EC, Grandgold 80SC, 140SC; Kansui 21,2WP,.. hay những thuốc khác có danh mục được sử dụng tại Việt Nam có đăng ký trừ đối tượng này. Phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Với những ruộng bệnh nặng cần phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 3 - 5 ngày, những ruộng phun xong gặp mưa cần tiến hành phun lại.

          2.5. Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn

          - Với những diện tích lúa chưa xuất hiện bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn cần: Thường xuyên thăm đồng, điều tra theo dõi, phát hiện bệnh sớm, dự báo chính xác để kịp thời xử lý; Kết hợp chăm sóc, bón phân cân đối đặc biệt chú ý bón đủ lượng Kali, điều tiết nước phù hợp để cây lúa sinh trưởng khỏe, tăng sức chống chịu.

          - Với những diện tích gieo cấy giống nhiễm, vùng ổ bệnh cũ có thể sử dụng một trong các thuốc Fujimin 20SL, 50WP, Golcol 20SL, 50WP, Kamycinusa 75SL, 76WP,... để phun phòng, hay những thuốc khác có danh mục được sử dụng tại Việt Nam có đăng ký trừ đối tượng này. Phun theo hướng dẫn in trên bao bì,.

          - Với những ruộng bị bệnh cần giữ đủ nước, tạm dừng bón đạm hoặc phun phân bón lá có chứa đạm hay chất kích thích sinh trưởng và có thể sử dụng một trong các thuốc: Starner 20WP; Norshield 86.2WG; Apolits 20WP, 30WP, 40WP; Aliette 800 WG; Starsuper 10SC, 20SL, 20WP, 21SL, 60WP; Supervery 50WP; Saipan 2SL để phun trừ, hay những thuốc khác có danh mục được sử dụng tại Việt Nam có đăng ký trừ đối tượng này. Phun theo hướng dẫn in trên bao bì, những ruộng bệnh nặng cần phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 2-3 ngày, những ruộng phun xong gặp mưa cần tiến hành phun lại.

          2.6. Đối với sâu cuốn lá:

- Trên diện tích lúa giai đoạn đứng cái - phân hóa đòng (thời gian từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8): Xử lý những ruộng có mật độ sâu non trên 50 con/m2.

- Trên diện tích lúa ôm đòng hay mới trỗ (từ 15/8 - 10/9): Xử lý những ruộng có mật độ sâu non trên 20 con/m2.

          - Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Virtako® 40WG; Goldmectin 36EC, Mectinstar 20EC, Emalusa 50,5WSG, Netoxin 18SL, hay những thuốc khác có danh mục được sử dụng tại Việt Nam có đăng ký phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ. Phun theo nồng độ, liều lượng hướng dẫn trên bao bì.

          - Thời điểm phòng trừ tốt nhất khi sâu tuổi 1 - 3 (sau khi trưởng thành vũ hóa rộ 7 - 10 ngày) nếu phun xong mật độ sâu vẫn còn cao phải phun lại lần 2, cách lần 1 từ 3 - 5 ngày.

          2.7. Đối với sâu đục thân:

          - Sâu non lứa 4, 5 gây dảnh héo, bông bạc trên các trà lúa, hại mạnh từ trung tuần tháng 9. Có thể sử dụng các biện pháp thủ công như; sử dụng bẫy đèn thu bắt trưởng thành, dút dảnh héo, bông bạc, ngắt ổ trứng đem tiêu hủy để hạn chế sự gây hại của sâu đục thân trên đồng ruộng.

          - Đối với lúa giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái: Xử lý những ruộng có tỷ lệ dảnh héo >10% hoặc 0,5 ổ trứng/m2.

          - Đối với lúa lúa giai đoạn đòng trỗ: Tiến hành xử lý khi tỷ lệ dảnh héo 5% hoặc 0,3 ổ trứng/m2.

          - Thời điểm phòng trừ tốt nhất khi sâu tuổi 1-3, sau khi trưởng thành vũ hóa 7-10 ngày, có thể sử dụng một số thuốc như: Virtako 40WG; Voliam Targo 063SC; Tango 50SC; Dupon -Prevathon 5SC; Radiant 60SC,.. hay những thuốc khác có danh mục được sử dụng tại Việt Nam có đăng ký trừ đối tượng này. Phun theo nồng độ khuyến cáo ghi trên bao bì

          2.8. Đối với chuột hại

          - Vệ sinh phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ dại quanh bờ và mương để hạn chế nơi ẩn náu và và làm ổ sinh sản của chuột.

          - Khi có chuột gây hại, huy động các xứ đồng xử lý đánh bắt chuột đồng loạt, có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Rat-K 2 %DP, Killmou 2.5DP, Ran part 2 % DS, 0.6AB, Klerat 0,05 %, Storm 0,005 %,... hay các thuốc khác có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam đăng ký phòng trừ đối tượng này. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít độc hại với môi trường, dùng theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

          Ngoài ra chú ý một số đối tượng dịch hại khác như: Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bọ xít dài, nhện gié, bệnh thối thân vi khuẩn,..thường xuyên kiểm tra đồng ruộng có biện pháp phòng trừ kịp thời tránh để dịch hại phát triển và lây lan thành dịch.

          Những vướng mắc phát sinh trong quá trình chỉ đạo sản xuất, đề nghị thông tin kịp thời về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (cả trong và ngoài giờ hành chính) theo số điện thoại 0979988965 (bà Đào), 0978480266 (ông Thương); 0984289886 (ông Nam) để phối hợp giải quyết./.ư

văn bản chi tiết

Tình hình chung:

Trong tháng, điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng, nền nhiệt độ trung bình từ 28-36c. Các địa phương tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tập trung thu hoạch các loại cây trồng vụ xuân và gieo cấy vụ mùa - hè thu. Cây ăn quả có múi phát triển thân lá (vườn kiến thiết), phát triển quả (vườn kinh doanh), sâu bệnh hại ở mức độ trung bình – nhẹ.

Thu hoạch vụ Đông xuân năm 2024

 - Cây lương thực có hạt: 35.835 ha/35.427 ha tăng 1,15% so với kế hoạch: Cây lúa diện tích gieo cấy 16.479,2 ha/15.927 ha tăng 3,47% so với kế hoạch, diện tích đã thu hoạch 16.479 ha, bằng 100 % tổng diện tích gieo cấy, năng suất 59,10 tạ/ha, sản lượng đạt 97.401,2 tấn, bằng 99,99 % so với cùng kỳ. Sản lượng lúa thấp hơn so với cùng kỳ do thời tiết đầu vụ không thuận lợi làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây; Cây ngô 19.356,4 ha/19.500 ha bằng 99,26% so với kế hoạch, diện tích đã thu hoạch 11.480 ha, năng suất ước đạt 46,27 tạ/ha, sản lượng ước đạt 53.118 tấn (cây ngô đông 4.100 ha, diện tích đã thu hoạch 4.100 ha, năng suất đạt 40,15 tạ/ha, sản lượng đạt 16.466,2 tấn).

- Cây có củ chất bột: Cây Khoai lang 3.369,5 ha/2.356 ha, tăng 43,02 % so với kế hoạch, diện tích đã thu hoạch 3.125 ha, năng xuất ước đạt 56,2 tạ/ha, sản lượng ước đạt 17.562,5 tấn (khoai lang vụ đông đã thu hoạch 830/830 ha, năng suất đạt 55,7 tạ/ha, sản lượng ước đạt 4.623,1 tấn); Cây dong diềng  1.109 ha/1.220 ha, đạt 90,9 % so với kế hoạch; Cây sắn 6.694 ha/7.893 ha, đạt 84,8 % so với kế hoạch; Cây khoai tây 65 ha, diện tích đã thu hoạch 65 ha, năng suất đạt 100 tạ/ha, sản lượng ước đạt 650 tấn.

- Cây công nghiệp ngắn ngày 2.855,5 ha/2.678 ha tăng 6,63% so với kế hoạch: Cây lạc trồng 2.651,8 ha/2.421ha, tăng 9,53 % so với kế hoạch, diện tích đã thu hoạch 2.203 ha, năng xuất ước đạt 21,49 tạ/ha, sản lượng ước đạt 4.734,25 tấn; Cây vừng 63 ha/65 ha bằng 96,92% so với kế hoạch; Cây có hạt chứa dầu khác 95,7 ha/98 ha, bằng 97,65% so với kế hoạch.

- Cây mía đã trồng 5.654,9 ha/6.610 ha bằng 85,55% so với kế hoạch (trồng mới 1.699,9 ha; mía lưu gốc 3.955 ha).

- Cây rau, đậu thực phẩm đã trồng 9.326/9.841 ha, bằng 94,77% so với kế hoạch, diện tích đã thu hoạch 5.948 ha, năng xuất ước đạt 153,56 tạ/ha, sản lượng ước đạt 91.337,5 tấn (Diện tích rau đậu các loại vụ đông 3.522 ha/3.784 ha, diện tích đã thu hoạch 3.522 ha, năng suất đạt 137 tạ/ha, sản lượng ước đạt 48.251,4  tấn).

- Cây ăn quả: Nhiều diện tích trồng cây có múi đã được cải tạo đất, các địa phương đang tập trung trồng tái canh chu kỳ mới. Diện cây ăn quả có múi toàn tỉnh hiện có 9.687 ha trong đó diện tích kinh doanh là 7.429 ha; Các loại cây ăn quả đang trong giai đoạn phát triển quả, tiếp tục bón phân, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh.

- Cây chè: Diện tích trồng tập trung 785 ha, sản lượng thu hoạch trong kỳ đạt 3.783 tấn.

* Tiến độ sản xuất vụ mùa - hè thu

Phối hợp với các đơn vị, địa phương chỉ đạo, đôn đốc người dân tập trung làm đất, gieo trồng các loại cây trồng vụ mùa - hè thu trong khung thời vụ tốt nhất, tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên diện tích các loại cây đã gieo trồng. Đến thời điểm báo cáo, toàn tỉnh đã gieo trồng được 38.190/44.508 ha bằng 85,8 % so với kế hoạch, diện tích một số cây trồng chính:

- Diện tích lúa đã cấy 20.500/21.750 ha đạt 94,25 % so với kế hoạch.

- Diện tích ngô đã trồng 1.000/11.053 ha bằng 9,05 % so với kế hoạch.

- Diện tích lạc đã trồng 1.005,7/1.376 ha bằng 73,1 % so với kế hoạch.

- Diện tích khoai lang đã trồng 987/1.250 ha bằng 78,96 % so với kế hoạch.

- Diện tích rau, dậu các loại 1.200/4.714 ha bằng 25,45 % so với kế hoạch.

Các địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ gieo trồng và chăm sóc các loại đã trồng, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với địa phương và cơ cấu mùa vụ....

xem chi tiết tại đây

 

Qua kiểm tra thực tế và báo cáo của Phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Kinh tế thành phố, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hoà Bình dự báo khả năng phát sinh gây hại của một số đối tượng chính trên các cây trồng chính vụ Mùa 2024, vụ Hè thu như sau:

  1. ĐẶC ĐIỂM THỜI TIẾT, TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT

          1.Thời tiết

          Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia. Từ tháng 7, tháng 8, El Nino sẽ chuyển dần sang trạng thái La Nina với xác suất từ 65 - 75%. Tiếp tục có khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Hiện tượng nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. 

          Xu thế khí tượng từ tháng 9 - 11/2024, dự báo hiện tượng ENSO ở trạng thái Lanina với xác suất khoảng 65-75 %. Tháng 9-10/2024 tổng lượng mưa phổ biến ở mức cao hơn 10- 30 % so với trung bình nhiều năm.

          Với dự báo trên có một số nhận định sau:

          - Bão, áp thấp nhiệt đới có khả năng sảy ra nhiều và mạnh hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất.

          - Mưa nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch lúa và cây màu vụ Mùa, vụ Hè thu; tiến độ gieo trồng cây vụ Đông năm 2024.

  1. Tiến độ sản xuất

          - Cây lúa: Theo kế hoạch vụ Mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy 21.750 ha (KH); đến nay các địa phương đã cấy khoảng 75 % và dự báo có khả năng vượt kế hoạch gieo cấy lúa; lúa trà sớm đang giai đoạn bén rễ hồi xanh - đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ; trà chính vụ; cấy - bén rễ hồi xanh - đẻ nhánh; trà muộn;  mạ - cấy.

Về cơ cấu các trà lúa và giống lúa: Trong tổng diện tích cấy đến nay, diện tích trà sớm chiếm khoảng 10 - 15 %, trà chính vụ, trà xuân muộn chiếm trên 85% diện tích. Bộ giống lúa năm nay có thêm một số giống mới kháng bệnh, năng suất tốt; diện tích cấy lúa lai chiếm khoảng 15 - 20 % tổng diện tích, chủ yếu các giống như; Nhị ưu 838, Thái Xuyên 111, Thụy hương 308, Đại Dương 8, TH3-3... diện tích lúa thuần tập trung chủ yếu vào một số giống như; Thiên ưu 8, TBR225, BC15 kháng đạo ôn, LTH31, Kim cương 111, VNR20, Tiền Hải 1...chiếm trên 80% diện tích.

          - Cây có múi: Vườn kinh doanh phát triển thân lá, phát triển quả; Vườn kiến thiết phát triển thân lá, phát triển lộc hè;

          -  Cây rau vụ hè thu: Cây con - phát triển thân lá, phát triển quả, thu hoạch;

          - Cây mía: Đẻ nhánh - vươn lóng

          - Cây ngô hè thu: Làm đất trồng mới - mọc mầm, 1 - 3 lá.

          - Cây sắn: Củ nhỏ - phát triển củ

          - Cây nhãn: Phát triển quả

          - Cây chè: Phát triển búp - thu hái.

  1. II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI

          2.1. Nhóm cây trồng chủ lực

          * Trên cây có múi:

          Bệnh ghẻ sẹo tỷ lệ hại phổ biến 2 - 3 % số lá, số quả; cao 5 - 7 % số lá, số quả, bệnh cấp 1 - 3. Bệnh loét tỷ lệ gây hại phổ biến 1 - 2 % số lá, số quả; cao 3 - 5 % số lá, số quả, bệnh cấp 1 - 3. Nhện nhỏ tỷ lệ hại phổ biến 1 - 3 % số lá; số quả, cao 5 - 7 % số lá, số quả, nhện non - trưởng thành.  Bệnh vàng lá thối rễ gây hại tỷ lệ 1 - 3 % số cây, cao 5 - 7 % số cây;

* Trên cây rau: Mật độ và diện phân bố một số đối tượng dịch hại chính như: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang, chuột,bệnh lở cổ rễ, bệnh phấn trắng, héo xanh, bệnh  sương mai…ở mức thấp.

          * Cây mía: Chuột, rệp xơ trắng, sâu đục thân, bệnh khô vằn,.. gây hại rải rác trên mía chưa thu hoạch. Sâu xám, chuột, rệp xơ trắng, bọ hung...gây hạị nhẹ rải rác trên các vùng trồng mía giai đoạn đẻ nhánh vươn lóng.    

          2.2. Nhóm cây lương thực lấy hạt

          Trên cây lúa: Ốc bươu vàng gây hại chủ yếu trên diện tích lúa mới cấy, mật độ trung bình 0,5 - 1 con/m2, cao 3 - 5 con/m2. Ngoài ra còn các đối tượng như: Tập đoàn rầy, bọ trĩ, ruồi đục nõn, chuột,...xuất hiện gây hại rải rác.

          Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu mật độ phổ biến 0,1- 0,5 con/m2, cao 3 - 5 con/m2; Sâu xám gây hại với tỷ lệ hại phổ biến 1 - 2 % số cây. Chuột, châu chấu, bệnh đốm lá, sâu đục thân...gây hại nhẹ rải rác.

          2.3. Nhóm cây trồng khác

          - Cây nhãn vải: Nhện lông nhung, sâu đục cành, sâu đục gân lá, sâu ăn lá, sâu cắn lá, rệp sáp, rệp muội gây hại rải rác.

          - Cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, bệnh đốm lá, bệnh phồng lá chè gây hại nhẹ, rác rác

          III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH PHÁT SINH CỦA MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG SINH VẬT GÂY HẠI CHÍNH VỤ MÙA 2024.

          Trên cơ sở phân tích điều kiện thời tiết, thời vụ gieo trồng, tình hình sinh vật gây hại chủ yếu và quy luật phát sinh gây hại; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật dự kiến: Vụ Mùa năm 2024, mức độ gây hại của nhiều đối tượng sinh vật gây hại cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 và ở mức trên trung bình nhiều năm. Cụ thể:

          3.1. Trên nhóm cây trồng chủ lực

          Cây ăn quả có múi

Nhện nhỏ gây hại gây hại từ đầu vụ cao điểm trung tuần tháng 7. Bệnh ghẻ sẹo gây hại mạnh từ 30/8 - 10/10, tỷ lệ bệnh phổ biến 1- 3 % số lá, số quả; cao 5 - 7% số lá, số quả. Bệnh loét xuất hiện và gây hại sớm từ đầu mùa mưa, cao điểm từ 15/8-10/10, tỷ lệ hại phổ biến 1 - 2 % số lá, số quả; cao 7 - 10 % số lá, số quả. Bệnh chảy gôm gây hại rải rác cao điểm từ nay đến 30/9 tỷ lệ hại phổ biến 1 - 2 % số cành, số cây cao 7 -10 % số cành, số cây. Ruồi đục quả, bướm chích hút quả xuất hiện gây hại từ cuối tháng 8 trở đi. Ngoài ra còn có các đối tượng khác như; câu cấu, bọ trĩ, nhện nhỏ, bệnh đốm đen, ...gây hại rải rác.

          Cây rau

          Bệnh héo xanh, bệnh khảm lá virus, bệnh phấn trắng, bệnh sương mai, bệnh giả sương mai, bọ trĩ, bọ bầu vàng, sâu xanh,..tiếp tục gây hại trên cây họ bầu bí.

          Bọ nhảy, sâu khoang, sâu ăn lá, rệp, bệnh lở cổ rễ, bệnh phấn trắng,..tiếp tục hại trên các vùng trồng rau ăn lá.

          Rệp, sâu xanh, sâu đục quả, nhện đỏ, bệnh xoăn lá, bệnh héo rũ,..xuất hiện, phát sinh, gây hại trên cây họ cà, họ đậu.

          Cây mía:

          Cần chú ý một số đối tượng như: Bệnh thối nõn, bệnh đốm lá, sâu đục thân, rệp sáp, rệp xơ trắng gây hại chủ yếu trên mía giai đoạn đẻ nhánh vươn lóng.

          3.2.Trên cây lương thực lấy hạt

          3.2.1. Cây lúa: Các đối tượng; ốc bươu vàng, tập đoàn rầy, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh lùn sọc đen, sâu đục thân, chuột,...phát sinh và gia tăng mật độ trong thời gian tới.

* Ốc bươu vàng (OBV): Tiếp tục gây hại lúa mới cấy - đẻ nhánh từ nay đến trung tuần tháng 8 cần áp dụng các biện pháp thu gom trứng và ốc non để đạt hiệu quả cao trong phòng trừ. Chú ý những nơi sử dụng nguồn nước từ các hồ, đầm chứa đã có sẵn OBV, vùng ổ cũ.

* Sâu cuốn lá nhỏ:

          Lứa 5: Trưởng thành vũ hoá rộ tập trung từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, sâu non hại diện hẹp trên lúa mùa sớm giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ - đứng cái. Mật độ phổ biến 10 - 20 c/m2, nơi cao > 5 c/m2.

          Lứa 6: Trưởng thành vũ hoá rộ vào trung tuần tháng 8, phân bố trên diện rộng, sâu non hại mạnh tập trung cuối tháng 8, đầu tháng 9 trên các trà lúa giai đoạn đứng cái - làm đòng, mật độ phổ biến 10 - 20 con/m2, nơi cao 30 - 50 con/m2.

          Lứa 7: Trưởng thanh vũ hoá rộ từ tập trung vào cuối tháng 9, sâu non hại diện hẹp trên lúa mùa muộn vào cuối tháng 9 đến đầu tháng 10, mật độ nơi cao 30 - 50 con/m2. Dự báo mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ khả năng cao hơn so với vụ Mùa năm 2023.

          * Tập đoàn rầy (Rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ,..): Trong vụ có 3 lứa, hại chủ yếu là:

          Lứa 5: Rầy cám nở rộ 20/7 - 10/8 gây hại nhẹ rải rác với mật độ thấp. Đây là lứa rầy có khả mang mầm bệnh virus lùn sọc đen phương nam cho trà sớm, trà chính vụ.

          Lứa 6: Rầy cám nở rộ 25/8 - 10/9 gây hại hại chủ yếu trên trà sớm, trà chính vụ, mật độ phổ biến 300 - 500 con/m2, cao 1.000 - 2.000 con/m2, cục bô > 5.000 con/m2. Có thể gây cháy thành từng chòm hay từng vạt trên những chân ruộng lúa sinh trưởng phát triển kém, bị hạn.

          Lứa 7: Rầy nở rộ vào cuối tháng 9 đến hết vụ gây hại cục bộ trên trà muộn.

          * Bệnh lún sọc đen: Có khả năng phát sinh ngay từ đầu vụ, cần theo dõi sát sao mật độ các lứa rầy, chủ động việc thu mẫu, giám định mẫu rầy lưng trắngvà cây lúa nghi nhiễm bệnh để phân tích tầm soát nguồn bệnh virus ngay từ đầu vụ.

          * Ngộ độc hữu cơ, Bệnh nghẹt rễ: phát sinh gây hại từ đầu vụ trên các trà sớm, trà chính vụ, Tỷ lệ phổ biến 5 - 7 % số dảnh, số khóm, cao 10 - 20 % số dảnh, số khóm.

          * Bệnh khô vằn: Xuất hiện từ đầu tháng 8 trên trà sớm, chính vụ, cao điểm gây hại từ 20/8 - 20/9 trên tất cả các trà lúa; Tỷ lệ phổ biến 5 - 7 % số dảnh, cao 10 - 20 % số dảnh, cục bộ > 50% số dảnh

          * Bệnh bạc lá, Đốm sọc vi khuẩn: Phát sinh gây hại từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 9 hại chủ yếu trên trà chính vụ, tỷ lệ phổ biến 5 - 7 % số lá, cao 10 - 20 % số lá.

          * Sâu đục thân: phát sinh vày gây hại ngay từ đầu vụ, hại mạnh từ trung tuần tháng 9 trên tất cả các trà lúa; tỷ lệ phổ biến 5 - 7 % số dảnh héo, bông bạc, cao 10 - 20 % số dảnh héo, bông bạc, cục bộ > 50% số dảnh héo bông bạc.

          * Chuột: Gây hại sớm từ đầu vụ, gây hại mạnh giai đoạn lúa ôm đòng - trỗ bông. hại mạnh trên những diện tích xuống giống sớm, giống ngắn ngày, giống chất lượng cao. Ngoài ra cần chú ý các đối tượng như: bọ xít dài, bọ xít đen, châu chấu, bệnh đen lép hạt, bệnh đạo ôn,..phát sinh gây hại.    

          3.2.2 Cây ngô

          Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại trên ngô hè thu giai đoạn 3 - 7 lá, tỷ lệ hại trung bình 1 - 3 % số cây, cao 10 - 15 % số cây. Do diện tích trồng ngô rải vụ, không tập trung kết hợp với đặc điểm là loài sâu hại có sức ăn lớn, khả năng di trú nhanh và xa, khả năng sâu keo mùa thu sẽ gây hại mạnh cho diện tích ngô Đông năm 2024 nếu không có biện pháp chỉ đạo quyết liệt và kịp thời.

          Sâu xám tiếp tục hại các trà ngô Hè thu, thu đông giai đoạn cây con, hại mạnh những ruộng gieo muộn, tập trung từ trung tuần tháng 8 đến đầu tháng 9.

          Sâu cắn lá nõn, sâu đục thân hại phổ biến giai đoạn phát triển thân lá - trỗ cờ (cuối tháng 8 - cuối tháng 9). Ngoài ra còn có một số đối tương khác như: Sâu đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá,..phát sinh gây hại.

          3.3. Sâu bệnh trên một số cây trồng khác 

          Cây nhãn, vải: Bệnh thán thư, rệp sáp, nhện lông nhung, sâu đục cuống quả, sâu đục gân lá có xu hướng gây hại mạnh trên nhãn, vải.

          Cây sắn: Bệnh khảm lá hại sắn tiếp tục gây hại trên diện tích sắn (Lạc Sơn, Yên Thủy, Tân Lạc,..) những nơi tiêu hủy cây bệnh không triệt để.

          Cây lạc: Sâu khoang, bệnh lở cổ rễ hại mạnh gia đoạn cây con. Rệp, bệnh đốm lá, bệnh héo rũ, sâu cuốn lá, sâu ăn lá hại phổ biến giai đoạn phân cành, ra hoa đến cuối vụ. Trên vùng chuyên canh lạc, cần chú ý bệnh vàng lá do thiếu vi lượng, thiếu phân hữu cơ, bị hạn thường xuyên.

  1. IV. ĐỀ NGHỊ

          - Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế thành phố.  Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố theo dõi thường xuyên các văn bản chỉ đạo của cơ quan chuyên môn; cần nắm rõ cơ cấu và vùng phân bố của các giống lúa, tỷ lệ giống lúa lai, đặc biệt chú ý phân loại tỷ lệ các giống nhiễm, các ổ dịch sâu bệnh cũ và diễn biến thời tiết khí hậu thời gian tới, dự báo chính xác các cao điểm gây hại của sâu bệnh, đảm bảo dự báo các cao điểm gây hại của từng đối tượng cụ thể trước 7 - 10 ngày để giúp cơ sở chủ động phòng trừ có hiệu quả. Chú ý các đối tượng nêu trên.

          Tiếp tục thực hiện triệt để theo chỉ đạo tại chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 09/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình V/v tăng cường phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn; công văn số 249/SNN-TTBVTV ngày 10/02/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 01/CTUBND ngày 09/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn; công văn số 1166/SNN-TTBVTV ngày 07/05/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2023- 2024 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu, vụ Mùa năm 2024; công văn số 1253/SNN-TTBVTV ngày 16/5/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng mía ăn tươi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; công văn số 1367 /SNN-TTBVTV ngày 19/06/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v chủ động phòng chống châu chấu hại tre nứa và cây nông nghiệp; công văn số 117/TTBVTV ngày 19/3/2024 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật V/v hướng dẫn kỹ thuật canh tác bưởi theo tiêu chuẩn xuất khẩu.

          - Phối hợp chỉ đạo nông dân chăm sóc, bón phân kịp thời cho diện tích lúa đã cấy và cây màu;

          - Quản lý chặt chẽ các nguồn nước, hồ chứa nước để có đủ nước phục vụ sản xuất.

          - Hệ thống cung ứng thuốc bảo vệ thực vật cần theo dõi sát thông báo diễn biến tình hình sâu bệnh từ cơ quan chuyên ngành, chủ động cung cấp đầy đủ lượng thuốc đặc hiệu phù hợp với chủng loại dịch bệnh của theo từng địa phương.

          - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn về kỹ thuật sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả, áp dụng rộng rãi quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Tập huấn, tuyên truyền ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM).

          - Tăng cường bám sát đồng ruộng, đảm bảo chất lượng báo cáo định kỳ và làm tốt công tác chỉ đạo phòng trừ các đối tượng dịch hại nhằm kiên quyết không để xảy ra trên diện rộng làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng./.

Tình hình SVGH trong tháng

* Cây lúa vụ xuân: Chuột tiếp tục gây hại diện tích nhiễm 75,0 ha (TP Hòa Bình, Lạc Thủy, Lương Sơn) cao hơn kỳ trước (kỳ trước 7,0 ha) cao hơn cùng kỳ năm trước (năm 2023 là 38,0 ha); bệnh khô vằn phát sinh gây hại diện tích nhiễm 5,0 ha (TP Hòa Bình) thấp hơn cùng kỳ năm trước (năm 2023 là 8,0 ha); bệnh đạo ôn phát sinh gây hại diện tích nhiễm 9,5 ha thấp hơn cùng kỳ năm trước (năm 2023 là 59,2 ha). Các đối tượng khác như; tập đoàn rây, bọ trĩ, chuột, châu chấu,dòi đục nõn,..gây hại nhẹ rải rác.

* Trên cây có múi: Nhện nhỏ gây hại diện tích nhiễm 15,0 ha (Lạc Thủy) cao hơn kỳ trước (kỳ trước 14,0 ha); thấp hơn cùng kỳ năm trước (năm 2023 là 61,0 ha); bệnh vàng lá thối rễ tiếp tục gây hại diện tích nhiễm 10,0 ha (Lạc Thủy) cao hơn kỳ trước (kỳ trước 9,0 ha) cao hơn cùng kỳ năm trước (năm 2023 là 6,0 ha). Các đối tượng khác như; bọ trĩ, sâu vẽ bùa, sâu đục cành, rệp muội, rệp sáp,..tiếp tục gây hại nhẹ rải rác tại các vùng trồng cây có múi.

* Trên cây mía: Chuột, rệp bông xơ trắng, sâu đục thân, bệnh khô vằn,..gây hại rải rác trên các diện tích mía chưa thu hoạch. Sâu xám, chuột, rệp bông xơ trắng, bọ hung...gây hạị nhẹ rải rác trên các vùng trồng mía giai đoạn trồng mới - mọc mầm.

* Trên cây rau:

Rau họ bầu bí: Bệnh phấn trắng, bệnh giả sương mai, bọ trĩ, sâu xanh bướm trắng, bệnh thối nhũn, rệp, sâu khoang, chuột…tiếp tục gây hại rải rác trên các vùng trồng rau với mật độ và tỷ lệ thấp.

Rau họ hoa thập tự: Sâu tơ, bệnh lở cổ rễ, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy, sâu khoang, bệnh thối nhũn, rệp muội, chuột gây hại nhẹ rải rác.

* Cây ngô vụ Xuân Hè: Sâu keo mùa thu, sâu xám, sâu cắn lá, sâu đục thân,..gây hại rải rác với mật độ và tỷ lệ thấp

* Cây sắn: Bọ phấn trắng gây hại nhẹ rải rác trên sắn giai đoạn trồng mới, mọc mầm.

            * Trên cây trồng khác: Bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, bệnh đốm lá, bệnh phồng lá, bệnh khô cành chè tiếp tục gây hại trên các vùng trồng chè. Rệp sáp, rệp muội, nhện lông nhung, bọ xít nâu, bệnh thán thư...hại rải rác vùng trồng nhãn, vải. Chi tiết tại đây

Thông báo mới

Công văn số 2217/SNN-TTBVTV ngày 01/8/2024V/v thực hiện các biện pháp khắc phục do mưa bão, tập trung chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ Mùa, vụ Hè thu năm 2024


cv số 341/TTBVTV ngày 18/7/2024V/v chủ động các biện pháp khôi phục sản xuất trồng trọt sau khi ngập úng


công văn số 354/TTBVTV ngày 26/7/2024 V/v chủ động phòng trừ một số đối tượng dịch hại chính trên cây lúa vụ Mùa năm 2024


công văn số 175/TTBVTV ngày 17/4/2024 V/v chủ động điều tra, phát hiện và phòng chống châu chấu mía hại cây trồng nông, lâm nghiệp


công văn số 175/TTBVTV ngày 17/4/2024V/v chủ động điều tra, phát hiện và phòng chống châu chấu mía hại cây trồng nông, lâm nghiệp


Công văn số 2217/SNN-TTBVTV ngày 01/8/2024V/v thực hiện các biện pháp khắc phục do mưa bão, tập trung chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ Mùa, vụ Hè thu năm 2024


cv số 341/TTBVTV ngày 18/7/2024V/v chủ động các biện pháp khôi phục sản xuất trồng trọt sau khi ngập úng


công văn số 354/TTBVTV ngày 26/7/2024 V/v chủ động phòng trừ một số đối tượng dịch hại chính trên cây lúa vụ Mùa năm 2024


công văn số 175/TTBVTV ngày 17/4/2024 V/v chủ động điều tra, phát hiện và phòng chống châu chấu mía hại cây trồng nông, lâm nghiệp


công văn số 175/TTBVTV ngày 17/4/2024V/v chủ động điều tra, phát hiện và phòng chống châu chấu mía hại cây trồng nông, lâm nghiệp


Công văn số 2217/SNN-TTBVTV ngày 01/8/2024V/v thực hiện các biện pháp khắc phục do mưa bão, tập trung chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ Mùa, vụ Hè thu năm 2024


cv số 341/TTBVTV ngày 18/7/2024V/v chủ động các biện pháp khôi phục sản xuất trồng trọt sau khi ngập úng


công văn số 354/TTBVTV ngày 26/7/2024 V/v chủ động phòng trừ một số đối tượng dịch hại chính trên cây lúa vụ Mùa năm 2024


công văn số 175/TTBVTV ngày 17/4/2024 V/v chủ động điều tra, phát hiện và phòng chống châu chấu mía hại cây trồng nông, lâm nghiệp


công văn số 175/TTBVTV ngày 17/4/2024V/v chủ động điều tra, phát hiện và phòng chống châu chấu mía hại cây trồng nông, lâm nghiệp


Công văn số 2217/SNN-TTBVTV ngày 01/8/2024V/v thực hiện các biện pháp khắc phục do mưa bão, tập trung chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ Mùa, vụ Hè thu năm 2024


cv số 341/TTBVTV ngày 18/7/2024V/v chủ động các biện pháp khôi phục sản xuất trồng trọt sau khi ngập úng


công văn số 354/TTBVTV ngày 26/7/2024 V/v chủ động phòng trừ một số đối tượng dịch hại chính trên cây lúa vụ Mùa năm 2024


công văn số 175/TTBVTV ngày 17/4/2024 V/v chủ động điều tra, phát hiện và phòng chống châu chấu mía hại cây trồng nông, lâm nghiệp


công văn số 175/TTBVTV ngày 17/4/2024V/v chủ động điều tra, phát hiện và phòng chống châu chấu mía hại cây trồng nông, lâm nghiệp


Công văn số 2217/SNN-TTBVTV ngày 01/8/2024V/v thực hiện các biện pháp khắc phục do mưa bão, tập trung chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ Mùa, vụ Hè thu năm 2024


cv số 341/TTBVTV ngày 18/7/2024V/v chủ động các biện pháp khôi phục sản xuất trồng trọt sau khi ngập úng


công văn số 354/TTBVTV ngày 26/7/2024 V/v chủ động phòng trừ một số đối tượng dịch hại chính trên cây lúa vụ Mùa năm 2024


công văn số 175/TTBVTV ngày 17/4/2024 V/v chủ động điều tra, phát hiện và phòng chống châu chấu mía hại cây trồng nông, lâm nghiệp


công văn số 175/TTBVTV ngày 17/4/2024V/v chủ động điều tra, phát hiện và phòng chống châu chấu mía hại cây trồng nông, lâm nghiệp


Công văn số 2217/SNN-TTBVTV ngày 01/8/2024V/v thực hiện các biện pháp khắc phục do mưa bão, tập trung chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ Mùa, vụ Hè thu năm 2024


cv số 341/TTBVTV ngày 18/7/2024V/v chủ động các biện pháp khôi phục sản xuất trồng trọt sau khi ngập úng


công văn số 354/TTBVTV ngày 26/7/2024 V/v chủ động phòng trừ một số đối tượng dịch hại chính trên cây lúa vụ Mùa năm 2024


công văn số 175/TTBVTV ngày 17/4/2024 V/v chủ động điều tra, phát hiện và phòng chống châu chấu mía hại cây trồng nông, lâm nghiệp


công văn số 175/TTBVTV ngày 17/4/2024V/v chủ động điều tra, phát hiện và phòng chống châu chấu mía hại cây trồng nông, lâm nghiệp


Công văn số 2217/SNN-TTBVTV ngày 01/8/2024V/v thực hiện các biện pháp khắc phục do mưa bão, tập trung chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ Mùa, vụ Hè thu năm 2024


cv số 341/TTBVTV ngày 18/7/2024V/v chủ động các biện pháp khôi phục sản xuất trồng trọt sau khi ngập úng


công văn số 354/TTBVTV ngày 26/7/2024 V/v chủ động phòng trừ một số đối tượng dịch hại chính trên cây lúa vụ Mùa năm 2024


công văn số 175/TTBVTV ngày 17/4/2024 V/v chủ động điều tra, phát hiện và phòng chống châu chấu mía hại cây trồng nông, lâm nghiệp


công văn số 175/TTBVTV ngày 17/4/2024V/v chủ động điều tra, phát hiện và phòng chống châu chấu mía hại cây trồng nông, lâm nghiệp


Công văn số 2217/SNN-TTBVTV ngày 01/8/2024V/v thực hiện các biện pháp khắc phục do mưa bão, tập trung chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ Mùa, vụ Hè thu năm 2024


cv số 341/TTBVTV ngày 18/7/2024V/v chủ động các biện pháp khôi phục sản xuất trồng trọt sau khi ngập úng


công văn số 354/TTBVTV ngày 26/7/2024 V/v chủ động phòng trừ một số đối tượng dịch hại chính trên cây lúa vụ Mùa năm 2024


công văn số 175/TTBVTV ngày 17/4/2024 V/v chủ động điều tra, phát hiện và phòng chống châu chấu mía hại cây trồng nông, lâm nghiệp


công văn số 175/TTBVTV ngày 17/4/2024V/v chủ động điều tra, phát hiện và phòng chống châu chấu mía hại cây trồng nông, lâm nghiệp



Video hoạt động

Tìm kiếm...

chuẩn Baner  
Baner bản đồ thổ nhưỡng   
 

Liên kết Website

cÔNG TY 5 
 Baner Mường Động
 
 

Điện thoại hữu ích

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết Thủ tục hành chính
 02183.851.017

baovethucvat

cuc trong trot

SNN

dicvucongtrutuyen

 

Thống kê truy cập

1262284
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả các ngày
42
663
1180
1260707
1180
1197
1262284

Your IP: 18.207.133.13
2024-09-07 13:51
Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction